Đỉa – loài sinh vật vốn khiến rất nhiều người phải khiếp sợ thường xuất hiện ở những đầm lầy, hồ ao tù đọng, chuyên rình rập để hút máu người và gia xúc mỗi khi có cơ hội. Tuy nhiên, tác dụng chữa bệnh và nghiên cứu khoa học của sinh vật không xương sống này cũng không thể xem thường. Trên thế giới hiện đã có tổng cộng 36 quốc gia ở 2 châu lục Á, Âu đã có những trung tâm nghiên cứu và sử dụng đỉa để chữa bệnh.
Sự tiến bộ của của khoa học kỹ thuật thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế thời gian gần đây đã đem lại cho con người nhiều phương thức điều trị bệnh hơn. Chính vì vậy số lượng các trung tâm chữa bệnh sử dụng đỉa trên toàn cầu đã giảm đi rất nhiều so với thời kỳ hoàng kim của đỉa trong thế kỷ 19.
Tại Nga, người ta đã thành lập và duy trì một trung tâm nuôi giữ, bảo tồn và nghiên cứu đỉa có tên Trung tâm nghiên cứu đỉa quốc tế, được thành lập dựa trên nền tảng hiệp hội Medpiyavka hoạt động từ những năm 1937 ở Udelnaya thuộc khu vực Moscow.
Trung tâm này toạ lạc trên một khu đất rộng 2.500 m2 với khả năng nuôi giữ và cho sinh sản khoảng 3,5 triệu con đỉa từ hơn 400 chủng đỉa giống khác nhau được thu thập từ khắp nơi trên thế giới. Nơi sinh sống của loại động vật hút máu này được thiết kế trong các bình thuỷ tinh cỡ vừa. Theo định kỳ, các nhân viên ở đây sẽ cho đỉa ăn, thay nước và cho đỉa sinh sản để có được những sản phẩm đỉa sạch phục vụ mục đích nghiên cứu và chữa bệnh.
Một số hình ảnh về hoạt động thường nhật tại trại nuôi đỉa tại Udelnaya:
Thức ăn hàng ngày của hàng triệu con đỉa ở đây là máu ngựa sạch bệnh.