1. Mỏ kim cương Mir
Mỏ Mir hay còn được gọi là mỏ Mirny là một mỏ khai thác kim cương nằm ở Mirny, đồng Siberia, Nga. Hố sâu Mirny do con người tạo nên với các tầng dẫn sâu xuống lòng đất với độ sâu 525 mét và có đường kính lên đến 1200 mét. Đây là hố khai quật kim cương lớn thứ 2 trên thế giới sau mỏ Bingham Canyon. Phần không phận bay qua hố này đều bị đóng cửa bởi máy bay có thể bị các luồng không khí ở đây hút xuống.
2. Hố Big Hole
Hố Big Hole nằm ở thành phố Kimberley là thủ phủ của Bắc Cape, Nam Phi. Hố Big Hole có bề rộng là 457,2 mét. Khi con người ngừng khai thác khoáng sản ở trên hố Big Hole này vào năm 1914 thì nơi đây biến thành một cái hồ có độ sâu 239,3 mét.
3. Mỏ Bingham Canyon
Đây là một mỏ có hoạt động khai thác đồng lớn của ở dãy núi Oquirrh thuộc thành phố Salt Lake, Utah, Hoa Kỳ. Mỏ này được khai thác từ năm 1906 và với bàn tay con người đến nay đã tạo ra một hố lớn sâu đến 1,2 km và rộng đến 4 km với diện tích lên đến 7,7km vuông. Mỏ này được mệnh danh là hố nhân tạo lớn nhất thế giới.
4. Mỏ kim cương Diavik
Đây là mot kim cương nằm trong vùng Slave bắc thuộc vùng lãnh thổ tây bắc Canada, cách khoảng 300 km về phía bắc Yellowknife.
5. Hố Great Blue
Được gọi là ‘hố xanh vĩ đại’, hố này nằm dưới mặt nước như một cái bồn ở ngoài khơi bờ biển Belize. Hố này nằm gần trung tâm của ngọn hải đăng đá ngầm, gần một đảo nhỏ cách khoảng 100 km từ lục địa của thành phố Belize.
6. Hố Glory
Hố Glory thuộc con đập Monticello, California. Lỗ nhân tạo này được sử dụng khi con đập hết sức chứa và nước sẽ thoát qua lỗ này. Cận cảnh của hố Glory này thì đây là lỗ có sức thoát lớn nhất trên thế giới với 121,92 mét khối nước mỗi giây.
7. Bồn Guatemala
Với đường kính 24,4 mét và sâu 4,6 mét đây là một cái bồn lớn được mở ra ở giữa trung tâm đại lộ Montrose sau khi bị nước tràn ngập hết con đường. Hố này là kết quả của con người khi nước (nước mưa và nước thải) ngập trên quy mô lớn dẫn đến mặt đất bị sụp đổ.