29/1/10

Hành trình thám hiểm Sao Hoả

Đây là những hình ảnh tuyệt đẹp về hành tinh Đỏ, nơi người ta đặt hy vọng trong tương lai xa sẽ trở thành môi trường sống của con người.

Sao Hỏa hay Hỏa Tinh là hành tinh thứ tư gần Mặt Trời trong Hệ Mặt Trời ...
... và cũng là hành tinh thứ nhất có quỹ đạo nằm ở ngoài quỹ đạo của Trái Đất
Sao Hỏa giống Trái Đất về nhiều điểm: bốn mùa, hai cực có băng đá, một bầu
khí quyển có mây, gió, bão cát, một ngày dài 24 giờ...
Vì sự có mặt của một khí quyển tương đối dày nên nhiều người tin là
có thể có sự sống ở đây
Vì sự có mặt của một khí quyển tương đối dày nên nhiều người tin là
có thể có sự sống ở đây
Sao Hỏa có hai vệ tinh tự nhiên là Deimos và Phobos
Sao Hỏa có một bầu khí quyển mỏng với một áp suất ít hơn 1% áp suất tại Trái Đất
Trong tất cả các hành tinh của Hệ Mặt Trời, nhiệt độ tại bề mặt của Sao Hỏa
gần giống tại Trái Đất nhất...
...mùa hè tại Sao Hỏa lạnh tương đương với mùa đông tại châu Nam Cực
Vì ở xa Mặt Trời hơn, nên Sao Hỏa chỉ nhận được 1/2 phần
ánh sáng khi so sánh với Trái Đất
Thêm vào đó là một bầu khí quyển mỏng nên nhiệt độ trên Sao Hỏa bình thường
ở dưới -110°C vào mùa đông
Bề mặt của Sao Hỏa là một sự pha trộn giữa các dãy núi và các đồng bằng rộng lớn
Các đồng bằng tại bắc bán cầu được phủ dầy bằng một lớp bụi ôxít sắt
nằm trên một lớp dung nham đông đặc
Trong khi đó các cao nguyên tại Nam bán cầu thì đầy các hố lởm chởm
Những vùng sáng hơn thường bị lầm tưởng là các châu hay các đảo lớn của hành tinh
Trái lại, những khu vực tối hơn, vì phản chiếu ít ánh sáng nên bị hiểu
lầm là biển hay đại dương
Vì Sao Hỏa có điều kiện tự nhiên phù hợp nhất cho cuộc sống con người
trong Hệ Mặt Trời (sau Trái Đất)...
... nên người ta hy vọng trong tương lai xa có thể biến Sao Hoả thành
môi trường sống của con người
Thu Phương
Disqus Comments