14/8/10

Những sát thủ bay hàng đầu thế giới

Tham gia vào gói thầu cung cấp 126 máy bay tiêm kích cho Không quân Ấn Độ có hàng loạt các Hãng chế tạo máy bay quân sự hàng đầu thế giới như Boeing, Lockheed Martin, Saab, “Mig”, Eurofighter và Dassault Aviation.
>>Tìm hiểu tàu chiến hạm Trung Quốc khuấy động trên biển Đông
Hàng loạt máy bay tiêm kích hiện đại nhất thế giới cùng tham gia "tranh tài" tại Ấn Độ.

Gói thầu trị giá 420 tỷ rupee (tương đương 9,1 tỷ USD) này bắt đầu triển khai vào tháng 8/2007 và dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2012-2014. Hãng trúng thầu sẽ cung cấp cho Ấn Độ 18 máy bay, số còn lại sẽ được sản xuất ngay tại Ấn Độ theo giấy phép sản xuất của Hãng trúng thầu.

Để giành được gói thầu “béo bở” này, các Hãng chế tạo máy bay quân sự hàng đầu thế giới đã đưa ra giới thiệu những loại máy bay tiêm kích vào hạng hiện đại nhất thế giới, trong đó có Rafale của Dassault Aviation (Pháp), Typhoon của Eurofighter (châu Âu), F-16IN Super Viper của Lockheed Martin (Mỹ), F/A-18 Super Hornet của Boeing (Mỹ), JAS-39 Gripen NG của Saab (Thụy Điển) và Mig-35 của “Mig” (Nga).

Dưới đây là một số đặc tính kỹ-chiến thuật nổi bật của các loại máy tiêm kích hiện đại nhất thế giới này:


Máy bay tiêm kích hiện đại thế hệ thứ 5 Mig-35 của Nga. 


Máy bay tiêm kích Mig-35 của Nga có vận tốc hoạt động tối đa gần 2.100 km/h, có thể hoạt động trong phạm vi gần 3.000 km. Nó được trang bị hệ thống radar “Beetle-A” mang an-ten xoay tích cực cùng một số hệ thống vũ khí hiện đại như: pháo 30 mm, 10 giá treo tên lửa và bom không quân với tổng trọng lượng 6,5 tấn.



Máy bay tiêm kích Fafale hiện đại của Pháp. 
Xét về một số đặc tính kỹ-chiến thuật thì máy bay tiêm kích Rafale của Pháp có phần nào vượt trội hơn hẳn máy bay Mig-35 của Nga. Rafale có vận tốc tối đa 2.400 km/h hoạt động trong phạm vi 3.700 km, được trang bị hệ thống radar RBE2 mang an-ten xoay tích cực, pháp 30 mm, 14 giá treo tên lửa và bom không quân với tổng trọng lượng 9,5 tấn.


Máy bay tiêm kích hiện đại nhất châu Âu Typhoon. 
Tuy có vận tốc tối đa hơn hẳn Mig-35 và Rafale (2.500 km/h) nhưng máy bay tiêm kích hiện đại nhất châu Âu Typhoon lại có tầm hoạt động nhỏ hơn hai máy bay trên khi chỉ có thể hoạt động trong phạm vi 2.900 km. Typhoon được trang bị hệ thống radar xung điện-dopler Euroradar Captor, pháo 27 mm, 13 giá treo tên lửa và bom không quân với tổng trọng lượng 7,5 tấn.


Máy bay tiêm kích F-16IN Super Viper của Tập đoàn Lockheed Martin. 
Tham gia đấu thầu lần này Mỹ mang đến hai sản phẩm bay siêu hạng là F-16IN Super Viper của Hãng Lockheed Martin và F/A-18 Super Hornet của Hãng Boeing. Đây đều là những dòng máy bay siêu hạng, siêu hiện đại của Mỹ, trong đó F-16IN có tốc độ hoạt động tối đa 2.300 km/h, hoạt động trong phạm vi 4.200 km, trang bị hệ thống radar AN/APG-80 mang an-ten xoay tích cực, pháo 20 mm và 11 giá treo tên lửa, bom không quân với tổng trọng lượng 7,7 tấn.


Máy bay tiêm kích F/A-18 Super Hornet của Tập đoàn Boeing. 
Trong khi đó, F/A-18 chỉ có tốc độ hoạt động 1.900 km/h, tầm bay xa 2.300 km, trang bị hệ thống radar AN/APG-79 mang an-ten xoay tích cực, pháo 20 mm, 11 giá treo tên lửa và bom không quân với tổng trọng lượng 8,05 tấn.


Máy bay tiêm kích Gripen NG của Thủy Điển. 
Không chịu thua kém trước các dòng máy bay tiêm kích hiện đại của các Hãng chế tạo máy bay hàng đầu thế giới, máy bay tiêm kích Gripen NG của Thụy Điển cũng có tốc độ hoạt động tối đa tới 2.500 km/h, tầm bay xa 3.200 km, trang bị hệ thống radar PS-05/A mang an-ten xoay tích cự, pháo 27 mm và 8 giá treo tên lửa cùng bom không quân với tổng trọng lượng gần 8 tấn.
Disqus Comments