Tổng quan tàu ngầm Kursk
Kursk (K141) là tên của loại tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa có điều khiển lớp Oscar II (dự án 949A) do Liên Xô phát triển từ những năm 1980. Tàu ngầm thuộc lớp Oscar II dự định trở thành vũ khí tiêu diệt các siêu hàng không mẫu hạm của hải quân Mỹ.
Chiếc tàu ngầm đầu tiên thuộc lớp Oscar II hạ thủy năm 1982. Tàu ngầm Kursk bắt đầu được đóng năm 1992, hạ thủy và đưa vào biên chế chính thức năm 1994.
Tàu ngầm lớp Oscar II có lượng choán nước 13.900 tấn (trên mặt biển) và 18.300 tấn (dưới mặt biển), dài 154 mét, rộng 18,2 mét. Với kích thước này, Oscar II được coi là tàu ngầm lớn thứ ba thế giới sau lớp Typhoon (Liên Xô) và Ohio (Mỹ).
Cấu trúc thân Oscar thiết kế đặc biệt, với hai lớp vỏ gồm vỏ trong chịu áp suất và lớp vỏ bọc ngoài mang hình dáng thủy động lực học. Hai lớp vỏ riêng biệt làm tăng đáng kể khả năng chống rỉ và sống sót trước các loại ngư lôi chống ngầm. Lớp vỏ ngoài phát ra tín hiệu từ tính rất thấp, giúp tàu ngầm ẩn giấu trước các hệ thống dò tìm từ tính lạ của đối phương.
Tàu ngầm lớp Oscar II trang bị 24 tên lửa hành trình đối hạm tầm xa P – 700 Granit (SS – N – 19). Các tên lửa chứa trong ống phóng xếp thành hai hàng đặt giữa hai lớp vỏ và nằm nghiêng. P – 700 Granit nặng 7 tấn, lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh 1.000 kg (hoặc đầu đạn hạt nhân 500 kiloton nhưng hiệp định START hạn chê điều này), tầm bắn khoảng 600 km. Tên lửa có khả năng phóng từ dưới mặt nước biển.
Oscar II còn bố trí hai máy phóng ngư lôi cỡ 650mm và bốn máy phóng cỡ 533mm dùng để phóng ngư lôi chống ngầm hoặc tên lửa diệt hạm.
Oscar II còn bố trí hai máy phóng ngư lôi cỡ 650mm và bốn máy phóng cỡ 533mm dùng để phóng ngư lôi chống ngầm hoặc tên lửa diệt hạm.
Loại tên lửa có thể phóng qua ống phóng ngư lôi là SS – N – 16 có tầm bắn 50km. Tên lửa mang ngư lôi tự dẫn, đầu đạn hạt nhân hoặc bom phá tàu ngầm.
Tất cả các tàu ngầm lớp Oscar II đều lắp hai lò phản ứng hạt nhân, hai tuốc bin khí cho phép đạt tốc độ tối đa 30 hải lý/h, tầm hoạt động không giới hạn.
Hai vụ nổ và nỗi đau còn mãi
Tháng 8/2000, quân đội Nga tiến hành cuộc tập trận lớn trên biển với sự tham gia của 30 tàu chiến các loại. Tàu Kursk thực hiện bài tập phóng ngư lôi (không đầu đạn) vào tuần dương hạm Pyotr Velikiy.
Vào 11h28 giờ địa phương, một quả ngư lôi giả định bắt đầu được nạp vào máy phóng số 4, nhưng quả ngư lôi chứa đầy nhiên liệu hydro peroxit đã phát nổ ngay trong tàu.
Theo một số báo cáo đáng tin cậy thì đây là loại ngư lôi thế hệ mới đang phát triển. Vụ nổ tương đương 100 – 200kg thuốc nổ TNT, tạo ra chấn động 2,2 độ richter. Ngay lập tức, tàu Kursk chìm xuống độ sâu 108 mét. Sau 135 giây, tiếp tục có vụ nổ thứ hai tương đương 3 – 7 tấn thuốc nổ TNT, chấn động đo được là 3,5 – 4,4 độ richter.
Các nỗ lực cứu hộ được tiến hành ngay sau đó:
- Ngày 12/8, tàu ngầm Kursk chuẩn bị tiến hành phóng ngư lôi (giả) vào tuần dương hạm Pyotr Velikiy thì mất liên lạc với trung tâm chỉ huy.
- Ngày 13/8, các thiết bị dò tìm của quân đội Nga đã tìm thấy Kursk nằm ở độ sâu 108m trên biển Barents.
- Ngày 15/8, Nga mới tiến hành cứu hộ, hiện lúc đó họ không hề có bất kỳ phương tiện cứu hộ đặc chủng nào, hai tàu ngầm cứu nạn lớp India không còn hoạt động. Phía Anh và Mỹ đề xuất tham gia công tác cứu hộ tàu nhưng chưa được sự đồng ý từ chính phủ Nga.
- Ngày 15/8, Nga mới tiến hành cứu hộ, hiện lúc đó họ không hề có bất kỳ phương tiện cứu hộ đặc chủng nào, hai tàu ngầm cứu nạn lớp India không còn hoạt động. Phía Anh và Mỹ đề xuất tham gia công tác cứu hộ tàu nhưng chưa được sự đồng ý từ chính phủ Nga.
- Ngày 16/8, nỗ lực cứu thủy thủ trên tàu Kursk thất bại do thiếu phương tiện kỹ thuật và điều kiện thời tiết xấu. Cuối cùng, chính phủ Nga “cầu cứu” sự giúp đỡ từ Anh và Na Uy.
- Ngày 17/8, quan chức chính phủ Nga thông báo phần đầu tàu đã bị phá hủy hoàn toàn, rất nhiều thủy thủ và sĩ quan có thể đã chết. Hơn nữa, phía Nga đã thất bại trong các kế hoạch cứu hộ. Và lúc này đội cứu hộ của Anh và Na Uy đang trên đường tới khu vực bị nạn.
- Ngày 18/8, tàu cứu nạn của Nga đã tiếp cận tàu Kursk nhưng họ thông báo cửa thoát hiểm đã hư hỏng hoàn toàn.
- Ngày 17/8, quan chức chính phủ Nga thông báo phần đầu tàu đã bị phá hủy hoàn toàn, rất nhiều thủy thủ và sĩ quan có thể đã chết. Hơn nữa, phía Nga đã thất bại trong các kế hoạch cứu hộ. Và lúc này đội cứu hộ của Anh và Na Uy đang trên đường tới khu vực bị nạn.
- Ngày 18/8, tàu cứu nạn của Nga đã tiếp cận tàu Kursk nhưng họ thông báo cửa thoát hiểm đã hư hỏng hoàn toàn.
- Ngày 19/8, đội tàu cứu hộ của Anh và Na Uy tới nơi.
- Ngày 20/8, nhóm thợ lặn của Na Uy tiếp cận tàu ngầm Kursk và cho biết cửa thoát hiểm không bị hư hỏng như tuyên bố trước đó và họ đang cố gắng thử mở.
- Ngày 21/8, nhóm thợ lặn Na Uy mở được cửa từ bên ngoài nhưng không còn ai sống sót trong tàu. Cùng ngày đó, hải quân Nga thông báo tất cả thủy thủ đoàn 118 người đã thiệt mạng.
- Ngày 20/8, nhóm thợ lặn của Na Uy tiếp cận tàu ngầm Kursk và cho biết cửa thoát hiểm không bị hư hỏng như tuyên bố trước đó và họ đang cố gắng thử mở.
- Ngày 21/8, nhóm thợ lặn Na Uy mở được cửa từ bên ngoài nhưng không còn ai sống sót trong tàu. Cùng ngày đó, hải quân Nga thông báo tất cả thủy thủ đoàn 118 người đã thiệt mạng.
Họ đã tin như vậy một thời gian dài, mãi đến khi tàu Kursk được trục vớt và công việc điều tra được tiến hành thì nguyên nhân mới được làm sáng tỏ. Tàu Kursk chìm do một quả ngư chứa đầy nhiên liệu hydro peroxit phát nổ.
Sự thật cuối cùng đã được tìm ra, nhưng nỗi đau của 118 gia đình thân nhân các thủy thủ thì còn mãi.
>>Vụ nổ tên lửa xuyên lục địa kinh hoàng nhất Liên Xô
N.Hoàng (Tổng hợp)
N.Hoàng (Tổng hợp)