Toàn bộ công viên Đá Vàng nằm trên hệ thống núi lửa lớn nhất bắc Mỹ.
Nó cũng thường được gọi là "siêu núi lửa" có các đợt phun trào dữ dội từ 640.000 năm trước và hàng năm vẫn định kỳ đưa một lượng lớn đất đá nóng lên bề mặt.
Kết quả của những lần phun trào để lại vô số hồ và giếng nước sôi không ngừng tung bọt nước lên trên như những đài phun nước thực sự.
Các nhà khoa học ước tính có khoảng 3.000 giếng nước phun trào như thế này trong công viên Đá Vàng và chiếm 1/3 số lượng các giếng phun nước tự nhiên trên thế giới.
Nước mưa ngấm vào đất và tạo nên những mạch nước ngầm.
Nước ngầm được đun nóng bởi macma từ trong lòng núi lửa.
Do các hệ thống kênh dẫn nước bị biến dạng và tắc nghẽn khiến nước ngầm một lần nữa lại bị đẩy trở lại mặt đất qua các khe nứt tạo thành các đài phun nước nóng hay các hồ nước tự nhiên.
Tùy vào từng hồ có độ nóng của nước khác nhau sẽ có những loại tảo khác nhau sinh sống và tạo lên các màu sắc không giống nhau cho những hồ nước.
Hiện các nhà khoa học Mỹ vẫn đang nghiên cứu khám phá độ sâu của ngọn núi lửa này.
Nguyên do một phần là dù sử dụng vệ tinh chụp ảnh bề mặt Trái Đất mong tìm kiếm được miệng của ngọn núi lửa cổ nhưng cho tới giờ họ vẫn chưa thể tìm thấy.
Trên thực tế, tất cả các mạch nước phun trào có hình dạng và màu sắc khác nhau tùy thuộc vào thành phần địa chất.
Do các hệ thống kênh dẫn nước bị biến dạng và tắc nghẽn khiến nước ngầm một lần nữa lại bị đẩy trở lại mặt đất qua các khe nứt tạo thành các đài phun nước nóng hay các hồ nước tự nhiên.
Tùy vào từng hồ có độ nóng của nước khác nhau sẽ có những loại tảo khác nhau sinh sống và tạo lên các màu sắc không giống nhau cho những hồ nước.
Hiện các nhà khoa học Mỹ vẫn đang nghiên cứu khám phá độ sâu của ngọn núi lửa này.
Nguyên do một phần là dù sử dụng vệ tinh chụp ảnh bề mặt Trái Đất mong tìm kiếm được miệng của ngọn núi lửa cổ nhưng cho tới giờ họ vẫn chưa thể tìm thấy.
Trên thực tế, tất cả các mạch nước phun trào có hình dạng và màu sắc khác nhau tùy thuộc vào thành phần địa chất.
Nguyễn Hường (Theo Pravda)