Ngày nay, những đường cáp quang có thể truyền một lượng thông tin khổng lồ với tốc độ ánh sáng; bạn ngồi vào xe hơi và ra lệnh cho hệ thống định vị toàn cầu đưa bạn đến nơi cần đến…Cuộc sống với chúng ta ở thế kỷ 21 thật khá dễ dàng và thuận lợi.
Có được điều này chúng ta phải biết ơn những bậc tiền bối đã gieo những "hạt mầm công nghệ đầu tiên” cho sự tiến bộ của nhân loại.
Có lẽ không có nền văn minh cổ đại nào có nhiều đóng góp cho sự tiến bộ của loài người hơn nền văn minh Trung Hoa. Sau đây xin giới thiệu một số phát minh vĩ đại nhất, có ảnh hưởng nhất đến quá trình phát triển của nhân loại.
1. Thuốc súng
Thuốc súng chỉ là một sáng chế tình cờ?
Có truyền thuyết cho rằng thuốc súng là sáng chế tình cờ của một nhà giả kim khi ông đang tìm phương thuốc trường sinh cho con người. Nhưng oái ăm thay, cái mà ông ta thu được lại là một trong những phương thức lấy đi sinh mạng con người nhanh nhất.
Thành phần ban đầu của thuốc súng gồm nitrat kali, than chì và lưu huỳnh. Nó được giới thiệu lần đầu vào năm 1044 trong “Tuyển tập những Kỹ thuật Quân sự quan trọng nhất” do Zeng Goliang biên soạn. Theo sách này, thuốc súng đã được phát minh trước đó một thời gian, và có 3 hỗn hợp thuốc súng khác nhau được sử dụng làm pháo hiệu và pháo hoa trước khi được ứng dụng trong lĩnh vực quân sự để chế tạo các quả lựu đạn thô sơ đầu tiên.
Qua thời gian sử dụng, người ta biết rằng thêm các kim loại khác nhau vào hỗn hợp thuốc súng sẽ tạo ra nhiều màu sắc đẹp rực rỡ, từ đó pháo hoa hiện đại ra đời.
2. La bàn
Nếu không có la bàn chúng ta sẽ không đi đến được nơi nào hết.
Chiếc la bàn đầu tiên được thiết kế chỉ về hướng Nam, bởi vì lúc bây giờ người Trung Hoa xem phương Nam là phương chính, và họ muốn mở rộng bờ cõi về phương nam. Những chiếc la bàn đầu tiên được chế tạo vào khoảng thế kỷ thứ 4 trước công nguyên, và được làm từ đá nam châm.
Đá nam châm là quặng sắt từ - chúng sẽ mang từ tính khi bị sét đánh trúng và cho ra một loại khoáng chất bị hút về cả 2 cực bắc và nam. Hiện tại chúng ta vẫn chưa biết cụ thể ai là chủ nhân của ý tưởng vô cùng thông minh: dùng đá nam châm để phân biệt phương hướng; nhưng theo các bằng chứng khảo cổ thì người Trung Hoa là tác giả của phát hiện này. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy những chiếc môi làm từ loại đá này có thể cân bằng trên một cái bảng dò, giúp các thầy bói thời đó dò tìm phương hướng tốt.
3. Giấy
Nếu không có giấy, sẽ không có bản đồ. Nếu không có bản đồ, làm sao khám phá thế giới
Hiện vẫn chưa rõ ai là người đầu tiên đưa ra ý tưởng chuyển những suy nghĩ trong đầu thành ngôn ngữ viết. Có 3 giả thiết cho ý tưởng này hoặc là thuộc về người Sumerian ở Mesopotamia, hoặc là người Harappa ở khu vực Afghanistan ngày nay, hoặc là người Kemite ở Ai Cập. Ngôn ngữ viết xuất hiện lần đầu tiên cách đây khoảng 5 ngàn năm, còn nếu tính luôn cả những tranh vẽ trong hang động thì thời gian mà ý tưởng được chuyển thể thành ngôn ngữ ký tự thậm chí còn sớm hơn rất nhiều.
Và khi chữ viết xuất hiện, con người đã biểu đạt những ý nghĩ của mình lên bất cứ thứ gì có thể nằm yên đủ lâu cho họ viết. Những cái bàn bằng đất sét, những thanh tre, giấy cói, và đá là những thứ mà người ta dùng để viết sớm nhất.
Nhưng mọi thứ đã thay đổi từ khi một người Trung Quốc tên Cai Lun phát minh ra mẫu giấy đầu tiên, là tiền thân của các loại giấy hiện đại ngày nay. Trước phát minh này của Cai Lun, người Trung Quốc thường viết trên những thanh tre hoặc những dải lụa; cho đến năm 105 sau công nguyên, Cai Lun đã nghĩ ra cách tạo một hỗn hợp sợi gỗ và nước, rồi sau đó nén chúng lên một miếng vải dệt. Những lỗ li ti trên mảnh vải sẽ thấm hết nước trong hỗn hợp hồ nhão, để lại một mặt giấy thô và khô ráo. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa rõ Cai Lun đã viết điều gì trên mảnh giấy đầu tiên ông làm được.
4. Mì
Món ăn có tuổi thọ 4 ngàn năm.
Nếu mì sợi là món ăn yêu thích của bạn, bạn phải cám ơn người Trung Quốc, chứ không phải người Ý, vì đã sáng chế ra món ăn này. Vào năm 2006, khi các nhà khảo cổ khai quật 1 khu dân cư 4 ngàn năm tuổi tại Lajia, tỉnh Qinghai (gần biên giới Tây Tạng), họ đã phát hiện được một cái tô bị lật úp bên dưới có những sợ mì. Mì sợi có lẽ là phát minh cổ xưa nhất của người hiện đại; nó được làm từ 2 loại hạt kê, và cả 2 loại hạt này đã được người Trung Hoa trồng từ cách đây 7 ngàn năm; và ngày nay họ vẫn dùng chúng để chế tạo sợi mì.
5. Xe cút-kít
Dụng cụ thô sơ vô hại này đã từng là một công cụ chiến tranh
Người Trung Hoa cũng góp phần làm giảm gánh nặng lao động cho con người với việc chế tạo chiếc xe cút-kít. Vào khoảng thế kỷ thứ 2 SCN, một đại tướng triều Hán tên Jugo Liang được cho là đã nghĩ ra ý tưởng làm một chiếc xe tải có 1 bánh xe dùng để chuyên chở những đồ nặng. Tuy nhiên ông đã không thiết kế cho chiếc xe này 2 tay cầm; vì vậy sau này chiếc xe được cải thiện và người ta đã thêm vào 2 tay cầm để thuận tiện cho việc điều khiển. Với sáng tạo này, Jugo là người "đi trước” người Châu Âu khoảng 1.000 năm.
Ban đầu, chiếc xe được sáng chế để phục vụ cho quân đội. Nó được dùng để làm các rào chắn di động, và dùng để chuyên chở vũ khí. Người Trung Hoa đã giữ bí mật phát minh này trong nhiều thế kỷ.
Cũng có một câu chuyện dân gian kể rằng người phát minh ra chiếc xe cút-kít là một người nông dân tên Ko Yu ở thế kỉ thứ 1 trước CN. Mặc dù tính xác thực của câu chuyện còn chưa rõ, nhưng có 1 điểm chung giữa Jugo và Ko: cả 2 đều giữ bí mật phát minh của mình bằng cách mô tả nó bằng…mật mã.
6. Máy ghi địa chấn
Nhà thiên văn Chang Heng và chiếc địa chấn kế đầu tiên được ông phát minh.
Mặc dù đến năm 1935, thang đo địa chấn Richter mới được Charles Richter chế tạo, nhưng trước đó từ lâu người TQ đã tìm cách chế tạo chiếc máy dò động đất đầu tiên của thế giới – địa chấn kế. Nhà thiên văn Chang Heng đã phát minh ra một địa chấn kế vào thời nhà Hán khoảng đầu thế kỷ thứ 2 SCN, và đó là một dụng cụ bằng đồng rất tinh xảo.
Máy đo địa chấn Richter.
Đây là một chiếc bình bằng đồng khá nặng; bên ngoài có gắn 9 con rồng cách đều nhau; phía dưới mỗi con rồng là một con ếch há mồm, mặt ngước lên trên. Một quả lắc được treo bên trong chiếc bình, nó sẽ đứng yên cho tới khi nào có một chấn động. Chấn động này sẽ kích hoạt một đòn bẩy làm chuyển động 1 hòn bi trong miệng của con rồng nằm ở phía hướng đến tâm chấn. Hòn bi này sẽ rơi ra khỏi miệng rồng và rớt thẳng xuống miệng con ếch phía dưới. Mặc dù chiếc địa chấn kế đầu tiên này có vẻ thô sơ, nhưng phải đến 1.500 năm sau người phương Tây mới phát minh ra phiên bản địa chấn kế của họ.
7. Rượu
Đây là thứ đồ uống không thể thiếu trong các cuộc vui.
Những người thích “nhậu” nên cám ơn người TQ về các phát hiện ra cồn ethanol và isopropyl, cũng như bia, rượu vang, và rượu mạnh. Đây là các thứ đồ uống không thể thiếu trong các cuộc vui của chúng ta ngày nay. Người ta cho rằng việc lên men rượu là kết quả đúc kết từ nhiều quá trình chế biến thực phẩm tương tự có từ trước đó.
Theo một số ghi chép, vào khoảng đầu thế kỷ thứ 3 TCN, người TQ đã biết cách tinh chế các loại thực phẩm như dấm và nước tương đậu nành bằng cách cho lên men và chưng cất. Rượu cồn ra đời không lâu sau đó.
Tuy nhiên, các phát hiện khảo cổ gần đây cho thấy việc cho lên men thực phẩm và việc sáng tạo ra đồ uống có cồn thậm chí đã có từ trước đó rất lâu. Những mảnh vỡ của một chiếc bình gốm 9.000 năm tuổi có các dấu vết còn sót lại của cồn đã được tìm thấy tại tỉnh Henan. Phát hiện này đã chứng tỏ rằng người TQ là những người đầu tiên biết nấu rượu (trước đây người ta cho rằng người Arab đã sáng tạo ra thức uống có cồn, tuy nhiên phải đến khoảng 1.000 năm sau họ mới biết đến rượu).
8. Diều
Diều là một phần không thể thiếu trong văn hóa TQ hơn 2.400 năm qua.
Hai người đàn ông sống ở TQ thời cổ đại chia nhau sở hữu một trong những “bằng sáng chế” nổi tiếng nhất của TQ. Vào khoảng thế kỷ thứ tư TCN, Gongshu Ban và Mo Di, một nhà bảo trợ nghệ thuật và một triết gia, đã sáng chế ra một con diều có hình dạng giống một con chim có thể bay lượn trong gió. Sáng chế này của họ sau đó nhanh chóng trở nên nổi tiếng.
Về sau này, người ta đã cải tiến và thêm vào thiết kế ban đầu của con diều một vài chi tiết để sử dụng nó cho một số mục đích khác ngoài mục đích giải trí. Chẳng hạn như dùng diều để câu cá ở những vùng nước khó tiếp cận. Diều còn được ứng dụng trong quân đội khi người ta dùng chúng như những chiếc “máy bay” không người lái để thả những quả đạn vào công sự của kẻ thù. Vào năm 1232, người TQ đã sử dụng những con diều để rải truyền đơn vào một trại giam tù binh chiến tranh của Mông Cổ, khuyến khích những tù binh TQ đang bị giam giữ ở đây nổi loạn và cướp trại.
9. Dù lượn
Dù lượn đã từng được dùng như một hình phạt ở TQ xưa.
Vào khoảng cuối thế kỷ thứ 6 SCN, người Trung Hoa đã cố gắng chế tạo một con diều sao cho đủ lớn và tuân theo nguyên tắc khí động học để có thể nâng được một người có cân nặng trung bình. Không lâu sau đó, người ta đã quyết định không buộc dây cho con diều lớn này để xem nó có thể làm được chuyện gì, và đó chính là phiên bản dù lượn đầu tiên của thế giới. Nhưng vào ngày đó người ta không dùng dù lượn này để tìm kiếm cảm giác mạnh mà nó được sử dụng như một hình thức tra tấn. Các hoàng đế ra lệnh trói các phạm nhân hay các tù binh chiến tranh vào những con diều này và bắt họ nhảy xuống những vách đá. Đã có một người sống sót sau khi bay được 2 dặm và hạ cánh an toàn. Với sáng chế này, người TQ đã đi trước người Châu Âu đến 1335 năm.
10. Lụa
Con đường tơ lụa.
Các đế chế Mông Cổ, Hy Lạp, và La Mã một thời đã từng rất “nóng mặt” với các phát minh quân sự của Trung Quốc như thuốc súng. Tuy nhiên, tơ lụa lại chính là phát minh giúp Trung Quốc cổ đại “hòa giải” với các đế quốc hùng mạnh khác.
Một xưởng sản xuất lụa ở TQ xưa.
Lụa TQ lúc bấy giờ được ưa chuộng đến nỗi nó đã giúp kết nối TQ với các quốc gia khác trên thế giới thông qua việc buôn bán sản phẩm này. Tơ lụa TQ đã “dệt” nên con đường tơ lụa huyền thoại một thời, xuất phát từ TQ sang đến tận Địa trung hải, châu Phi, Trung Đông và châu Âu. Phương pháp sản xuất loại tơ tằm tự nhiên của người TQ đã tồn tại từ cách đây 4.700 năm.
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy một cuộn tơ trong một lăng mộ được xây vào thời Laingzhu (kéo dài từ năm 3330 đến năm 2200 TCN). Người TQ lúc bấy giờ đã tuyệt đối giữ bí mật và bảo vệ cẩn thận phát minh của họ, cho tới khi các nhà truyền giáo châu Âu phát hiện ra trứng tằm và đưa chúng về phương Tây.
Đỗ Quyên (Tổng hợp)