Đại dương là một vùng lớn chứa nước mặn tạo thành thành phần
cơ bản của thủy quyển
Khoảng 71% diện tích bề mặt Trái Đất (khoảng 361 triệu kilomet vuông) được
các đại dương che phủ
Một khối nước liên tục theo tập quán được chia thành một vài đại dương
chủ chốt và một số các biển nhỏ
Trên một nửa diện tích khu vực này có độ sâu trên 3.000 m
Độ mặn trung bình của đại dương là khoảng 35 phần ngàn (ppt) (3,5%)
Và gần như mọi loại nước biển có độ mặn dao động trong khoảng
từ 30 (ở vùng cận cực) tới 38 ppt
Nhiệt độ nước bề mặt ở ngoài khơi là 29°C ở vùng ven xích đạo
xuống đến 0°C ở các vùng địa cực
Một sai lầm phổ biến cho rằng nước biển có màu xanh lam chủ yếu là
do bầu trời có màu xanh lam
Trên thực tế, nước có màu xanh lam rất nhạt chỉ nhìn thấy
được với một thể tích lớn
Trong khi sự phản chiếu bầu trời có đóng góp vào biểu hiện màu
xanh lam của bề mặt đại dương ...
xanh lam của bề mặt đại dương ...
... nhưng nó không phải là nguyên nhân chính ...
... Nguyên nhân chủ yếu là sự hấp thụ của các hạt nhân, các phân tử nước đối
với các photon màu đỏ từ ánh sáng chiếu tới
Điểm sâu nhất trong đại dương nằm ở phía nam rãnh
Mariana trong Thái Bình Dương
Nó có độ sâu tối đa là 10.923 m
Năm 1960, tàu thăm dò biển sâu Trieste đã xuống thành công tới đáy của rãnh,
được điều khiển bởi đoàn thuỷ thủ gồm 2 người
Phần lớn đáy các đại dương vẫn chưa được thám hiểm và lập bản đồ
Thu Phương