22/1/10

Cứ để tình trạng này, cụ Rùa có thể sớm "ra đi"

Trong khi có nhiều ý kiến cho rằng, cụ Rùa nổi là báo hiệu của việc chào mừng đón 1000 năm Thăng Long, thì các chuyên gia cho rằng, đó là do môi trường nước Hồ Gươm đang ở mức báo động.

>> Cụ rùa liên tục nổi do sức khỏe có vấn đề?
>> Cụ rùa Hồ Gươm lại nổi

Người dân quá tin vào điều thiêng liêng

Theo PGS.TS Nguyễn Đình Hòe (Khoa môi trường, ĐH KHTN Hà Nội): “Nếu để ý, dễ dàng thấy, mức nước hồ đang ở mức báo động, lượng oxi hòa tan trong nước đã giảm xuống, độ đậm đặc của các chất hữu cơ, muối kim loại tăng lên, nên cụ phải nổi lên để thở, cụ thở bằng phổi mà. Những ngày nước cao, chắc chắn không thấy cụ nổi”.


Cụ nổi vào ngày đầu năm mới

Nhưng với người Hà Nội, cụ đã trở nên thiêng liêng, nên nhiều người cho rằng, việc cụ nổi lên đã báo lên một tín hiệu gì đó. Vì thế, người dân chỉ đứng nhìn và chiêm ngưỡng.

Theo PGS .TS Hòe: "Tôi nghĩ, cứ để tình trạng này, có thể cụ Rùa phải "ra đi" sớm, và khi đó, người dân cũng không nghĩ đến là do môi trường đã bị ô nhiễm. Họ sẽ nghĩ rằng, đó là đã đến lúc cụ Rùa lên thiên đàng, do cụ nhiều tuổi…".

Lâu nay cũng chưa có nhiều người nghiên cứu về cụ, chủ yếu các nghiên cứu là về các loại rùa khác, nên đưa ra kết luận cơ sở khoa học về việc cụ Rùa nổi lên là rất khó khăn.

Sẽ sớm tiến hành nạo vét Hồ Gươm để khắc phục!

Ông Lê Xuân Rao, Giám đốc Sở khoa học và Công nghệ Hà Nội đồng tình, việc cụ Rùa nổi lên nhiều lần qua đúng là yếu tố môi trường đang bị ô nhiễm.

Chương trình nạo vét Hồ Gươm đã được tiến hành ở Việt Nam cũng là để nước hồ được trong và bảo vệ cụ Rùa. Sau khi thí điểm, những báo cáo sơ bộ nhận được, thì đợt nạo vét này cho kết quả tương đối tốt, môi trường cũng được cải thiện rất nhiều mà không ảnh hưởng đến các sinh vật dưới lòng hồ.

Hiện Sở cùng đơn vị liên quan, các nhà khoa học hoàn tất việc mua bán, chuyển giao công nghệ để thực hiện việc nạo vét toàn bộ Hồ Gươm trong thời gian sớm nhất.

Trước đó, trả lời phóng viên về vấn đề này, GS Hà Đình Đức cho rằng, hiện tượng cụ Rùa nổi lên là một hiện tượng bình thường. Còn nói cụ nổi lên để thở là không có căn cứ, vì theo một nghiên cứu, 95% thời gian chúng sống dưới lớp cát dài, không cần phải thở trực tiếp trong không khí.
Theo Bee
Disqus Comments